Trang chủ - Trang cá cược bóng đá icu

Bấm vào hình để xem kích thước thật

Kháng sinh làm giảm triệu chứng chảy mũi kéo dài ở trẻ em viêm mũi

Ngày đăng:  15/10/2010

 
Lượt xem: 6148

Ở trẻ em chảy mũi kéo dài từ 10 ngày (do viêm mũi), kháng sinh hiệu quả hơn giả dược và điều trị chuẩn trong cải thiện triệu chứng bệnh.

Nguồn sàng lọc để phân tích gộp: Các nghiên cứu được chọn lọc từ các nguồn Cochrane Controlled Trials Register, Medline (1999–2002), and EMBASE/Excerpta Medica (1997–2002). Các nghiên cứu (có văn phòng ở Úc) chưa công bố cũng được chọn lọc.

Tiêu chuẩn chọn nghiên cứu: Các nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm chứng so sánh Kháng sinh (hiệu quả với Streptococcus pneumoniaeHaemophilus influenzae) với giả dược hoặc điều trị chuẩn (thuốc chống xung huyết hoặc nước muối giọt), các bệnh nhân là trẻ em dưới 18 tuổi có chảy mũi từ 10 ngày trở lên.

Các dữ liệu được quan tâm bao gồm: thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, can thiệp điều trị, tác dụng phụ của điều trị, chất lượng nghiên cứu, kết quả điều trị thu được. Kết quả chính là tình trạng lâm sàng của bệnh nhân (bệnh nhân còn chảy mũi khi theo dõi – thất bại điều trị, bệnh nhân không cải thiện rõ khi điều trị nếu không có bệnh nhân thất bại điều trị). Các tiêu chí phụ bao gồm: biến chứng (hoặc diễn tiến bệnh cần thêm điều trị khác), các tác dụng phụ.

Kết quả: Có 6 nghiên cứu (562 trẻ em) đáp ứng yêu cầu chọn lựa. Các so sánh bao gồm: Kháng sinh so với giả dược (3 nghiên cứu), kháng sinh so với nước muối giọt (1 nghiên cứu), kháng sinh so với thuốc chống xung huyết (1 nghiên cứu), kháng sinh + thuốc chống xung huyết so với thuốc chống xung huyết (1 nghiên cứu). Các kháng sinh được nghiên cứu bao gồm: amoxycillin, amoxycillin-clavulanate, erythromycin, and trimethoprim-sulphamethoxazole. Phân tích meta cho kết quả tình trạng lâm sàng được cải thiện ở nhóm dùng kháng sinh hơn nhóm đối chứng. Các nhóm không khác nhau có ý nghĩa về tỷ lệ tác dụng phụ.

Ở trẻ em chảy mũi kéo dài từ 10 ngày trở lên (do viêm mũi), kháng sinh hiệu quả hơn giả dược và điều trị chuẩn trong việc giảm triệu chứng lâm sàng.

 

Đăng bởi: DS. Đoàn Vân Tuyền Nguồn Cochrane Database Syst Rev 4, CD001094. Morris P, Leach A.. Antibiotics for persistent nasal discharge (rhinosinusitis) in children (Cochrane Review).. ;(. ):. (latest version Feb 27, 2002)

[Trở về]

Các tin khác