Trang chủ - Trang cá cược bóng đá icu

Bấm vào hình để xem kích thước thật

CHĂM SÓC DINH DƯỠNG KHI TRẺ BỆNH

Ngày đăng:  23/03/2010

 
Lượt xem: 9265

 

 

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Những biểu hiện đi kèm giúp chỉ điểm bệnh  :

                  -Sốt

                  -Ho , sổ mũi

                  -Khò khè

                  -Thở mệt

                  -Nôn ói

                  -Tiêu chảy

                  -Đau bụng …

 

Những thay đổi bên trong cơ thể:

 

-Mệt mỏi , chán ăn , Nôn ói , Tắc mũi , khò khè , Lở miệng , tưa lưỡi   , Thở mệt làm giảm lượng thức ăn  đưa vào cơ thể , dẫn đến thời gian bệnh kéo dài    , nguy cơ suy dinh dưỡng

- Rối loạn chức năng của men tiêu hóa , rối loạn nhu động đường tiêu hóa ,.giảm hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột , các tác nhân gây bệnh phá hủy trực tiếp gây tổn thương niêm mạc ruột làm giảm tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng

- Tổn thương niêm mạc ruột ( thường gặp trong trường hợp lỵ , sởi …) làm mất chất dinh dưỡng qua đường ruột ( thường mất chất đạm )

-Sốt , quấy khóc , thở nhanh , thở mệt  , tình trạng nhiễm trùng  ,stress …làm tăng nhu cầu năng lượng,

tăng tốc độ chuyển hóa, gia tăng huy động chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể để tạo năng lượng

( có thể gây phân hủy cơ trong trường hợp nặng )

-Sốt cao , tăng tiết mồ hôi , thở nhanh , Ói , tiêu chảy , ăn uống kém …gây rối loạn cân bằng nước và chất khoáng trong cơ thể

 

Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bệnh :

1/ Ăn thêm một bữa  trong thời gian bệnh cho đến 2 tuần sau khỏi bệnh

2/ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ  và bú nhiều lần hơn bnh thường. Chú ý làm thông thoáng mũi cho trẻ trước khi bú.

3/Trẻ đang ăn dặm hoặc trẻ lớn: vẫn tiếp tục ăn những thức ăn thường ngày trẻ vẫn ăn.

4/ Nếu trẻ dễ ói sau khi ăn hoặc sau khi ho: chia nhỏ bữa ăn, sau khi ăn tránh cho bé nằm ngay hoặc xốc giỡn, chạy nhảy, chơi đùa nhiều

5/ Đối với trẻ trên 4 tháng tuổi cần tăng lượng nước đưa vào cơ thể như: nước đun sôi để nguội , nước hoa quả, nước canh, súp , dung dịch bù nước … 

Những bệnh lý thường gặp

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Nhóm bệnh tiêu hóa

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Tiêu chảy cấp

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Trào ngược dạ dày thực quản

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Nhóm bệnh lý hô hấp

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Viêm hô hấp trên

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Viêm hô hấp dưới

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Bệnh lý gây lóet miệng

Chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy cấp  :

            -Thường là do nhiễm virus hoặc vi trùng trong đường ruột.

            -Có khả năng tự giới hạn sau 5-7 ngày

            -Trong giai đoạn ói+ tiêu lỏng nhiều, có thể gây mất nước và muối , có thể nguy hiểm tánh mạng nếu không được bù nước kịp thời.

            - khả năng hấp thu chất dinh dưỡng còn #70%

Chăm sóc dinh dưỡng  :

            - Bú nhiều hơn : Nếu trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn và mỗi cữ bú lâu hơn. Nếu trẻ còn bú bình, tốt nhất nên dùng muỗng đút sữa chậm. không pha loãng sữa

            - Cho trẻ ăn đầy đủ chất DD phù hợp với lứa tuổi, Nếu đã ăn dặm : cho trẻ ăn đủ 4 nhóm, kể cả nhóm dầu, mỡ  .Thức ăn cần nấu nhừ, không kiêng khem quá mức

            Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, thêm ít nhất 2 bữa so với những ngày không bệnh đút chậm bằng muỗng vì trẻ dễ ói.

            -Cung cấp thêm nước cho trẻ (nước chín, khoáng, dừa tươi, dung dịch bù nước theo theo sự hướng dẫn của BS )

            - Giảm chất xơ : ít rau , trái cây

            -Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt..

Đổi sữa trong trừơng hợp :

            -trẻ tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau mỗi cữ bú ( có khả năng bất dung nạp lactose ) : dùng  sữa không có lactose.

            -khi trẻ tiêu chảy do dị ứng sữa bò. Cần tham vấn ý kiến nhân viên y tế khi muốn đổi sữa.

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Cách uống dung dịch bù nước ( Hydrite , oresol ) :

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Chỉ sử dụng sau mỗi lần ói / tiểu lỏng / sốt

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Số lượng mỗi lần uống :

                                    <2 tuổi : 50-100ml

                                    ≥2 tuổi : 100-200ml

Cách uống : Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn). Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Phòng bệnh :

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và kéo dài đến 18-24 tháng.      

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Không nên cho trẻ bò lê trên sàn nhà, không nên ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Nên cho trẻ ăn uống bằng ly, chén, muỗng để dễ vệ sinh, nếu bú bình cần vệ sinh bình kỹ trước mỗi cữ bú.

Chăm sóc dinh dưỡng  khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

 Triệu chứng gợi ý  :

- ói , ọc sữa nhiều lần sau ăn , có thể ói ra tia  máu

<!--[if !supportLists]-->-          <!--[endif]-->biếng ăn ,  chậm tăng cân

<!--[if !supportLists]-->-          <!--[endif]-->Quấy khóc , kích thích vô cớ

<!--[if !supportLists]-->-          <!--[endif]-->Ho ,khò khè tái diễn không đáp ứng điều trị

<!--[if !supportLists]-->-          <!--[endif]-->Đau bụng , đau ngực , khó nuốt …

        Chăm sóc dinh dưỡng :

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Nằm kê cao 30°

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Làm ợ hơi sau bú / ăn

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Làm đặc thức ăn : thêm bột vào sữa . Sử dụng những chế phẩm sữa đặc biệt dành cho trẻ ọc ói . Chia nhỏ bữa ăn

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Nếu nghi ngờ dị ứng sữa : mang trẻ đến khám tại pk DD

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Tránh những yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng : ho táo bón , khóc , mặc quần áo quá chật

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Tránh những yếu tố thức ăn làm bệnh nặng hơn : socola , khói thuốc lá

Chăm sóc dinh dưỡng  khi trẻ bị viêm đường hô hấp

            - tăng tiết nhày nhớt : trẻ dễ tắc mũi , khò khè vướng đàm

            - dễ ói sau ho

            - thở nhanh , thở mệt : nguy cơ hít sặc

 

         Chăm sóc dinh dưỡng :

                        - hạ nhiệt ( nếu có sốt )

                        - làm thông thóang mũi

                        - chia nhỏ bữa ăn

                        - thức ăn mềm , dễ tiêu

                        - tránh sặc

Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị lóet miệng

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Đau rát miệng làm trẻ khó ăn – nuốt

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Dễ nôn ói

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Quấy khóc – kích thích do đói – đau miệng

   Chăm sóc dinh dưỡng :

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Chia nhỏ bữa ăn

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Đút chậm cho trẻ từng ít một , không cố gắng ép ăn

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Lựa chọn thức ăn mềm nhuyễn , có thể tăng cường lượng sữa nếu trẻ ăn quá kém

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Không cho trẻ ăn thức ăn quá nóng

<!--[if !supportLists]-->          <!--[endif]-->Tránh thức ăn chua , cay …

Đăng bởi: Ths.Bs. Quỳnh Mai - Khoa Dinh Dưỡng

[Trở về]

Các tin khác