Xoắn tinh hoàn
Ngày đăng: 19/01/2010
Lượt xem: 8046
Gần đây, số trẻ mắc bệnh xoắn tinh hoàn nhập viện Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TP.HCM đột ngột gia tăng. Đêm cuối năm, em T.Q.Đ., 13 tuổi, ngụ tại quận Bình Th ạnh, TP.HCM nhập viện BV Nhi Đồng 2 trong tình trạng vùng bìu sưng rất to và đau đến nỗi không thể đi lại được. Đ. kể khoảng 7 giờ sáng hôm trước ngày nhập viện, em bỗng thấy đau ở vùng bìu nhưng do đây là vùng khá nhạy cảm nên em ngại nói với ba mẹ. Mãi đến ngày hôm sau khi không thể chịu đau hơn được nữa, em mới chịu nói cho ba mẹ biết.
Cắt bỏ tinh hoàn : khoa thận niệu BV Nhi Đồng 2 cho biết gần hai tháng nay, số trẻ bị xoắn tinh hoàn đến BV Nhi Đồng 2 điều trị đột ngột tăng cao. Chỉ trong gần hai tháng đã có hơn 10 cháu bé bị xoắn tinh hoàn đến điều trị, trong khi nh ững tháng trước chỉ thỉnh thoảng mới gặp một ca. Điều đáng lưu ý là có nhiều trẻ đến BV khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ.
Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ giảm 50% khả năng sinh con. Đặc biệt khi lớn, chuyện chỉ còn một tinh hoàn trong bìu sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ. nói hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh mà chỉ tìm ra được những yếu tố gây thuận lợi như chuyển đổi nồng độ nội tiết tố đột ngột (thường diễn ra ở tuổi dậy thì) và tinh hoàn bẩm sinh quá di động.
Bệnh xoắn tinh hoàn thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc tuổi dậy thì (10-15 tuổi). Triệu chứng điển hình của bệnh là đau đột ngột một bên bìu, sưng to vùng bìu và thường kèm theo ói. Thời gian gần đây, trẻ bị xoắn tinh hoàn đến BV điều trị thường gặp ở tuổi dậy thì. Ở lứa tu ổi này, khi khởi phát triệu chứng các em thường có tâm lý ngại ngùng, che giấu, không nói sớm cho ba mẹ biết để đưa đi khám. Cũng có một số trường hợp đã nói ba mẹ biết nhưng ba mẹ lại không chú ý nên cũng đến BV trong tình trạng trễ.
Để tránh cho trẻ bị xoắn tinh hoàn các bà mẹ phải chú ý nhiều đến yếu tố nguy cơ. Với những trẻ có tinh hoàn di động (lúc bà mẹ sờ thấy có, lúc lại không thấy tinh hoàn trong bìu) thì cần đưa trẻ đến BV khám xem có nguy cơ xoắn hay không. Nếu có, các bác sĩ sẽ cố định tinh hoàn bằng một phẫu thuật nhỏ, nhẹ nhàng để tránh nguy cơ xoắn tinh hoàn về sau. Ngoài ra, khi phát hiện trẻ đau vùng bìu đột ngột cần đưa đi khám ngay để được điều trị kịp th ời. Mới đây, khoa ngoại - thận niệu BV Nhi Đồng 2 cũng gặp một số trường hợp do va chạm mạnh đã làm vỡ tinh hoàn. Có trường hợp trong giờ ra chơi ở trường học, một bạn gái giỡn đá qua đá lại với bạn trai... không ngờ đá phải vùng bìu của bạn. Sau đó, vùng bìu của bạn trai này sưng to, đỏ. Khi đưa đến BV Nhi Đồng 2, qua siêu âm các bác sĩ phát hiện tinh hoàn bị vỡ. Bác sĩ đang khám cho một bệnh nhi nghi ngờ bị xoắn tinh hoàn –
Bệnh xoắn tinh hoàn điều trị bệnh chỉ gồm sáu giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Cụ thể đến trước sáu giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn, còn nếu đến trong khoảng 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%, nếu đến trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu và đến trên 24 giờ sẽ không cứu được tinh hoàn.
Đăng bởi: BS.Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thận niệu
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021