Trang chủ - Trang cá cược bóng đá icu

Bấm vào hình để xem kích thước thật

Ho đàm và tái đi tái lại nhiều lần

Ngày đăng:  14/11/2011

 
Lượt xem: 31000

Câu hỏi:

Kính chào Bác sĩ!  Con gái tôi hiện được 41 tháng tuổi, cân nặng 22kg, chiều cao phát triển bình thường. Gần 1 năm nay bé thường bị sổ mũi, ho có đàm, tái đi tái lại nhiều lần, hết thuốc lại bị. Khi Cháu ngủ nghe tiếng thở mạnh, thường ho và nghẹt mũi, sổ mũi vào ban đêm và gần sáng; thỉnh thoảng ho có khạc ra chút đàm; đã đi khám bệnh và uống thuốc nhiều lần ( mỗi lần phải uống thuốc tới nửa tháng nhưng chỉ qua  tháng sau bị tái lại và tình trạng đó kéo dài cả năm nay ). Tôi đã đưa bé khám và điều trị tại BVĐK tỉnh Vĩnh Long, BVĐK tỉnh Đồng Tháp, Khi thì bác sĩ chuẩn đoán là : viêm hô hấp, khi thì viêm Amidan, ... Xin hỏi : Bác sĩ có thể cho biết bệnh của bé -liệu có phải bé bị viêm mũi không? Ở độ tuổi của bé có thể điều trị dứt điểm không? Và điều trị như thế nào? Chi phí có tốn kém không? Vì điều kiện kinh tế, lại cách xa Bệnh viện, tôi muốn được tư vấn để chuẩn bị trước khi đưa bé đi khám bệnh. Trân trọng cảm ơn! Linh

Trả lời:

Chào bạn,
 
Nghe bạn mô tả con gái bạn 3 tuổi rưỡi lại hay mắc bệnh tái đi tái lại như vậy nên tôi đoán là chắc bé đã đi học mẫu giáo hoặc ít ra có anh chị đã đi học. Thật vậy, trẻ nhỏ dưới 5-6 tuổi do sức đề kháng chưa hoàn thiện như trẻ lớn nên thường hay mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Đặc điểm của kiểu bệnh này là tuy dai dẳng nhưng lại không nặng : trẻ vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường, không sốt, không khó thở hay thở nhanh... Có khả năng là bé đã bị lây bệnh từ các bạn đang bệnh ở trường học do các bé chơi chung với nhau, ngủ cạnh nhau hoặc ăn chung với nhau ; hoặc do bé bị nhiễm lạnh khi ra nhiều mồ hôi...
 
Bạn nên đưa bé đi khám tai mũi họng thêm để nội soi kiểm tra xem bé có bị phì đại VA không vì đây cũng là nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, ở trẻ dư cân (22kg ở trẻ 3,5 tuổi), mô mỡ nhiều ở vùng hầu họng có thể khiến đường thở của trẻ bị hẹp đi so với lứa tuổi, làm trẻ ngủ ngáy, thở phì phò hay thở mạnh. Nếu tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm thì việc thỉnh thoảng ho khạc đàm chỉ là hiện tượng sinh lý.
 
Do đó, các biện pháp vệ sinh cơ bản vẫn luôn quan trọng hàng đầu : tránh để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc ra nhiều mồ hôi, tránh tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh, tránh khói bụi - khói thuốc lá, rửa tay sạch sẽ cho trẻ và cả người chăm sóc trẻ bằng xà phòng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng...

Chúc con bạn mau khoẻ.
 
Thân ái,


Trả lời bởi: Ths.Bs.Bùi Nguyễn Đoan Thư - Khoa Hô Hấp

[Trở về]

Các tin khác