Trang chủ - Trang cá cược bóng đá icu

Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bệnh suyễn có thể tái đi tái lại nhiều lần

Ngày đăng:  21/03/2012

 
Lượt xem: 10850

Câu hỏi:

Con tôi nay được 22 tháng, bé bị viêm phế quản nhiều lần và khi được 20 tháng thì bs chẩn đoán bị suyễn bảo con tôi cần nhập viện nhung do không có thời gian tôi đã dẫn bé về và khám bs tư,sau khi được xông thuốc và sử dụng ventoline kết hợp kháng sinh con tôi het61kho2 khè và sổ mũi nhung sau đó 1 tuần bé lại bị khò khè tôi cũng đã cho bé xông ventolin 2,5 mg và uống siro ventolin, thuoc tan đàm ACEMUC và cháu chỉ có triệu chứng giảm là không bị khó ngủ và ho nhiều vào ban đêm nữa. Hiện tại tôi ngưng thuốc cho bé và bé lại ho và khi nghe tiếng bé thở tôi thấy nặng ngực. tình trạng tôi cho bé sử dụng thuốc như vậy có làm be65nnh bé nặng hơn không ah? và bé có bị lờn thuốc không? tôi dẫn bé chụp XQ, bs bảo phổi bé tốt nhung sao vẫn khò khè mãi. xin cho tôi 1 lời khuyên về tình trạng của bé, và xin giới thiệu lịch khám bệnh bs đều trị suyễn cho bé để tôi có thể dẫn bé đến khám và theo dõi bệnh. Chân thành cám ơn bác sỹ!!! My Khoi

Trả lời:

Chào bạn,

 

Theo như lời bạn mô tả thì con bạn có lẽ đã bị mắc suyễn nhũ nhi, và thuộc dạng suyễn chưa kiểm soát được. Bệnh vừa điều trị một đợt giảm lại có thể tái phát đợt mới ngay. Các cơn suyễn có thể tái đi tái lại nhiều lần mà chụp X quang phổi vẫn có thể không chẩn đoán ra được (trong trường hợp chưa bội nhiễm phổi hoặc không ứ khí nhiều). 
 
Các thuốc sử dụng trong cơn suyễn cấp có tác dụng làm dãn phế quản giúp dễ thở và ức chế tình trạng viêm phù nề. Tuy nhiên, sử dụng thường xuyên các thuốc điều trị cơn suyễn cấp có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để đạt được mục đích kiểm soát tốt bệnh suyễn (tức là không để các triệu chứng của suyễn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống), rất cần phải tránh các yếu tố gây khởi phát lên cơn suyễn, như : thay đổi thời tiết đột ngột, cảm cúm, vận động gắng sức, hít phải khói bụi ô nhiễm-khói thuốc lá, hít mùi lạ như mùi nước hoa, nấm mốc, ôm hôn chó mèo, ăn thực phẩm gây dị ứng... Tùy cơ địa mỗi người có thể có các yếu tố khởi phát suyễn khác nhau. 
 
Ngoài biện pháp cơ bản không dùng thuốc nói trên thì biện pháp dùng thuốc dự phòng cũng rất quan trọng. Đây là loại thuốc được duy trì lâu dài ở liều lượng thấp nhất nhằm ức chế tình trạng viêm dẫn đến suyễn. Bạn nên đưa bé đến khám ở phòng khám suyễn của bệnh viện nhi đồng (giờ hành chánh) để các bác sĩ ở đây đánh giá mức độ bệnh của con bạn và cùng bạn lập kế hoạch điều trị dự phòng cho bé.
Chúc bạn thành công, bé mau khỏe.
 
Thân ái,

Trả lời bởi: Ths.Bs.Bùi Nguyễn Đoan Thư - Khoa Hô hấp chuyên sâu

[Trở về]

Các tin khác