Trang chủ - Trang cá cược bóng đá icu

Bấm vào hình để xem kích thước thật

Âm ngữ trị liệu cho trẻ sứt môi-chẻ vòm

Ngày đăng:  10/11/2014

 
Lượt xem: 17632

Sứt môi –chẻ vòm là dị tật bẩm sinh thường gặp với tỉ lệ 1/700 trẻ sinh ra, dị tật này xảy ra  khi môi –vòm miệng không liền nhau làm cho khoang miệng thông với khoang mũi gây nhiều khó khăn cho trẻ.  Sứt môi-chẻ vòm có thể được phát hiện trước khi sinh hoặc phát hiện sớm sau khi sinh.Sứt môi –chẻ vòm có thể là dị tật riêng biệt hay kết hợp với các hội chứng khác ( ví dụ : hội chứng Pierre –Robine ..)

Đa số trường hợp chưa xác định rõ nguyên nhân tuy nhiên đây là dị tật được chữa khỏi để lấy lại chức năng và hình dáng vùng miệng gần như bình thường.

Trẻ cần phẫu thuật vá môi, vá vòm, ghép xương, thẫm mỹ tạo hình...( thời gian để vá môi : khoảng 4-9 tháng tuổi, thời gian vá vòm : khoảng 12-18 tháng tuổi ).

Chuyên viên Âm ngữ Trị Liệu sẽ tư vấn cho gia đình về tình trạng dị tật của trẻ và những khó khăn trẻ thường mắc phải về dinh dưỡng,thính giác,răng miệng,phát âm-ngôn ngữ,tâm lý.

Trẻ sứt môi – chẻ vòm thường gặp một số khó khăn trong ăn uống như bú sặc ( ho khi bú, sữa trào lên mũi …),mút không ra sữa,chậm tăng cân,thường nuốt hơi( không khí)…do đó trẻ cần được hướng dẫn chăm sóc để tránh suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến thời gian phẫu thuật cũng như sự tăng trưởng của trẻ.Chuyên viên Âm ngữ trị liệu sẽ hướng dẫn trẻ được bú sữa mẹ, ăn bằng muỗng hoặc bú bình có núm vú đặc biệt, cần nâng cao đầu trẻ khi cho trẻ bú, thời gian bú không quá 30’ và thường xuyên cho trẻ ợ hơi khi cho bú.

Trẻ cũng dễ bị sâu răng, răng mọc lộn xộn,khớp cắn sai … vì vậy  cần được chăm sóc răng miệng kỹ (đánh răng ít nhất 2 lần /ngày.Sau khi phẫu thuật, trẻ vẫn có thể cần được điều trị chuyên khoa chỉnh nha để xương hàm phát triển đầy đủ và có hàm răng đẹp 

Trẻ sứt môi-chẻ vòm thường bị nhiễm trùng tai giữa,lâu ngày trẻ có nguy cơ mất thính lực .Vì vậy,nếu thấy tai trẻ chảy dịch, sốt, hay đưa tay lên tai, quấy khóc…, phụ huynh cần đưa trẻ khám và điều trị chuyên khoa tai mũi họng. Trẻ cần được  kiểm tra thính lực sớm lúc 4 tháng hoặc khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ nghe kém ( không nghe tiếng động to,hỏi không trả lời , yêu cầu người khác lập lại nhiều lần…) để được can thiệp sớm nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Nếu trẻ nghe kém trẻ sẽ chậm nói hay nói ngọng , điều này làm trẻ khó giao tiếp,học tập kém,khó tìm việc làm & khó thành đạt, vi vậy trẻ cần gặp chuyên viên Âm Ngữ Trị Liệu để được can thiệp về phát âm và ngôn ngữ.

Trẻ thường bị chọc ghẹo do nói không rõ lời  , trẻ dễ tự ti, mặc cảm, tránh tiếp xúc vì vậy mọi người xung quanh trẻ (người thân, giáo viên v.v) cần nỗ lực kiên trì giúp trẻ điều trị, không la mắng, bỏ rơi tạo mặc cảm tự ti ảnh hưởng xấu tâm lý trẻ nhỏ,luôn khuyến khích, động viên và cùng hoạt động với trẻ.

 Sứt môi –chẻ vòm là dị tật được chữa khỏi nếu có sự hợp tác của nhiều chuyên khoa như Tai mũi họng,Răng hàm mặt, Âm ngữ trị liệu,Dinh dưỡng, Tâm lý…….nhằm mang lại nụ cười cho trẻ giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng.

Đăng bởi: CN.Lê Thị Đào - VLTL

[Trở về]

Các tin khác