Trang chủ - Trang cá cược bóng đá icu

Bấm vào hình để xem kích thước thật

PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DỊP LỄ TẾT

Ngày đăng:  10/02/2018

 
Lượt xem: 7864

Hằng năm cứ đến dịp lễ tết và sau đó, tỉ lệ trẻ phải nhập viện BV Nhi Đồng 2 vì các biểu hiện rối loạn tiêu hóa liên quan đến thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh gia tăng một cách đáng kể.

Ngộ độc thực phẩm rất dễ được phát hiện ra, vì biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm khuẩn thường là một vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Trẻ bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân có thể có máu) kèm theo sốt hoặc không.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường nặng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trường hợp trẻ nôn và tiêu chảy nhiều lần có nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải, dễ dẫn đến sốc nhiễm trùng nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên.

 

 

Với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, phụ huynh cần làm những điều sau:

- Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa.

- Hết sức chú ý những lúc trẻ bị nôn và cả lúc đang ngủ. Bởi ở nhiều trẻ đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt, và nôn trong tư thế nằm như vậy rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi hoặc xuống phổi gây suy hô hấp. Khi nôn bị sặc lên mũi, phụ huynh phải nhanh chóng hút mũi trẻ để thông thoáng đường thở.

- Bổ sung oresol cho trẻ tránh nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhưng cần nhớ nguyên tắc uống oresol từ từ, từng chút một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Nhiều trường hợp thấy con tiêu chảy quá nhiều, lo sợ con mất nước, bố mẹ pha 1 gói oresol 200ml bắt con uống hết 1 lần khiến bé lại nôn vọt ra ngoài, không thể bù đắp nổi tình trạng thiếu nước. Lưu ý, nước lọc cũng không phải là lựa chọn tốt bởi chỉ giúp trẻ cảm thấy đỡ khát nhưng không có tác dụng bù điện giải.

- Ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt (hoặc khoai tây, bí đỏ). Đây là những loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp trẻ đi ngoài phân đặc hơn.

- Không dùng thuốc cầm tiêu chảy: Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm tiêu chảy càng khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến trẻ chướng bụng, đầy hơi, đau bụng vô cùng khó chịu.

 

Quý phụ huynh cần lưu ý nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế ngay:

- Bứt rứt, khó chịu

- Sốt cao khó hạ

- Khát, bú háo hức hoặc bú kém

- Thấy mắt trẻ trũng hơn bình thường

- Ói trên 3 lần hoặc tiêu lỏng trên 3 lần nhiều nước

- Có máu trong phân

Đăng bởi: Ths.BS NGUYỄN ĐÌNH QUI (Khoa Nhiễm)

[Trở về]

Các tin khác